Nhận biết lún dương vật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Lún dương vật là dị tật bẩm sinh có thể nhận diện được ngay sau khi sinh và ở trẻ nhỏ. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, tâm sinh lý của trẻ khi lớn lên. Cha mẹ cần chú ý quan sát và phát hiện sớm tình trạng vùi dương vật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để có thể chữa trị kịp thời, đúng cách.

1. Vùi dương vật ở trẻ sơ sinh là gì?

Lún dương vật (hay còn gọi là vùi dương vật) là một dạng dị dạng bẩm sinh ở bộ phận sinh dục ngoài của trẻ nam, khi đó dương vật bị bọc bởi một bao da quy đầu. Bình thường da bao quy đầu sẽ ôm trọn dương vật và trùm lên bìu, nhưng một số trường hợp trẻ sinh ra với bao quy đầu không ôm đều dương vật. Tình trạng này được gọi là lún dương vật hay vùi dương vật. Bệnh hoàn toàn có thể chữa được hoặc có thể tự phục hồi theo thời gian tùy vào tình trạng lún của dương vật.

2. Nguyên nhân gây lún dương vật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Một số vấn đề về da, lớp mỡ bao quanh dương vật trong quá trình bào thai phát triển gây nên tình trạng lún dương vật ở trẻ khi sinh ra. Nguyên nhân phổ biến là sự dư thừa mỡ trên xương mu của trẻ, cũng như không đủ da ở phần giữa dương vật và bìu khiến dương vật bị vùi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

3. Dấu hiệu lún dương vật ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đến tầm 2 tuổi là thời điểm dễ phát hiện lún dương vật ở trẻ nhất. Sau khi sinh, cha mẹ cần chú ý một số đặc điểm dấu hiệu sau để có thể phát hiện sớm tình trạng lún dương vật ở trẻ như:

  • Dương vật trẻ quá bé hoặc không nhìn thấy dương vật.
  •  Khó khăn trong việc đi vệ sinh.
  • Bao quy đầu phồng lên, giãn ra khi trẻ đi tiểu, có tình trạng rỉ tiểu không ngừng, trẻ khó điều chỉnh dòng chảy nước tiểu.

Dấu hiệu nhận biết lún dương vật ở trẻ nhỏ

Lún dương vật dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý hẹp bao quy đầu, dẫn đến sai lầm trong điều trị. Bởi bệnh nhi lún dương vật nếu chỉ được điều trị bằng cách nong bao quy đầu thì sẽ không có kết quả. Do vậy phân biệt đúng triệu chứng của lún dương vật đóng vai trò hết sức quan trọng để điều trị đúng bệnh. Cha mẹ cần phân biệt các trường hợp dương vật nhỏ, dương vật bị vùi, dương vật có hình dạng bất thường, hẹp da bao quy đầu...

4. Điều trị lún dương vật

Đối với trẻ sơ sinh bị lún dương vật, đa số trẻ sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nếu không có sự hồi phục, trẻ cần được điều trị sớm để ổn định sức khỏe, sinh hoạt và tâm sinh lý của trẻ.

Dưới sự khám và chỉ định điều trị phù hợp của bác sĩ, trẻ bị lún dương vật kèm theo hẹp bao quy đầu có thể dùng thuốc kháng viêm betamethasone, hoặc dùng tay kéo nong bao da quy đầu nhiều lần trong ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bao quy đầu trong tháng đầu tiên sau khi sinh bé ra.

Đối với các phương pháp điều trị lún dương vật, cha mẹ cần nghe tư vấn và chỉ định của bác sĩ để hiệu quả điều trị đạt tối đa cho trẻ. Hơn nữa, việc điều trị sớm lún dương vật là rất cần thiết, đặc biệt cần điều trị trước tuổi đi học để tránh tâm lý ngại ngùng đối với trẻ.

Thạc sĩ. Bác sĩ Hoàng Văn Bảo đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực Ngoại Nhi. Để được tư vấn về bệnh vui lòng liên hệ Hotline 0868 688 838 hoặc cho trẻ đến khám Bs Bảo tại Trung tâm kỹ thuật cao bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội. 

Thạc sĩ, Bs Hoàng Văn Bảo

Khoa Phẫu thuật Nhi BV Xanh Pôn