1. Thoát vị hoành là gì?

Hình ảnh thoát vị hoành trái

Cơ hoành là một cơ vân dạng dẹt, ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng. Đây là lớp cơ đóng vai trò quan trọng trong hô hấp; khi hít vào, lồng ngực phồng to ra, cơ hoành hạ xuống, ép các tạng trong ổ bụng; ngược lại, khi thở ra, cơ hoành nâng lên, giúp phổi tống thể tích khí cặn ra ngoài. Cơ hoành được chi phối vừa bởi hệ thần kinh tự chủ, vừa bởi ý thức của con người.

Thoát vị hoành xảy ra khi một hoặc nhiều cơ quan trong ổ bụng di chuyển lên trên, vào trong lồng ngực thông qua bất kỳ một khiếm khuyết nào trên bề mặt cơ hoành. Ở trẻ em, khiếm khuyết này có thể xảy ra ngay từ khi mới chào đời, gọi là thoát vị hoành bẩm sinh. Ở người lớn, thoát vị hoành thường do mắc phải. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào, nếu thoát vị cơ hoành xảy ra cấp tính, các tạng bên dưới đi vào trong khoang lồng ngực, chèn ép tim, phổi gây ảnh hưởng hô hấp đều cần phẫu thuật cấp cứu để đảm bảo tính mạng.

2. Nguyên nhân gây ra thoát vị hoành là gì?

Nguyên nhân của thoát vị hoành có thể gây ra bởi:

  • Cơ hoành bị khuyết bẩm sinh (thoát vị hoành bẩm sinh)
  • Cơ hoành bị yếu (nhão cơ hoành)
  • Tổn thương khu vực cơ hoành (vết thương hoặc chấn thương là rách cơ hoành)
  • Được sinh ra với một khe hở lớn bất thường ở dạ dày thực quản (thoát vị qua khe thực quản)
  • Áp lực liên tục và dữ dội vào các cơ bắp xung quanh, chẳng hạn như khi ho, nôn mửa hoặc căng thẳng trong thời gian đi cầu, hoặc trong khi nâng vật nặng.

3. Dấu hiệu nhận biết thoát vị cơ hành

Các triệu chứng của một thoát vị hoành:

  • Những dấu hiệu ban đầu có thể liên quan đến trào ngược dạ dày bao gồm ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, đầy hơi, ợ hơi, hoặc đau, khó chịu ở dạ dày hay thực quản.
  • Một số người bị thoát vị hoành có thể bị đau ngực và dễ dàng bị nhầm lẫn với một cơn đau tim.
  • Đôi lúc bệnh nhân có kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn, bí đại tiện hoặc trung tiện thì có thể đó là một thoát vị nghẹt hay tắc nghẽn.

4. Phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị hoành?

Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng. Mục tiêu chính cần đạt là thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Nâng đầu giường từ 10-15 cm (với đồ kê cứng) có thể ngăn dịch vị trào ngược và đến thực quản trong lúc ngủ.

Có thể điều trị bằng thuốc như:

  • Antacids, thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày.
  • Các loại thuốc giảm sản xuất acid, gồm famotidine, ranitidine hoặc thuốc ức chế bơm proton như omeprazole.
  • Nếu triệu chứng không được khắc phục hoặc xảy ra những biến chứng như sẹo, loét, xuất huyết thì cần thực hiện phẫu thuật.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý tuân thủ một số điều trong thói quen sinh hoạt để có thể kiểm soát được thoát vị hoành như:

  • Giảm cân nếu bạn thừa cân;
  • Ăn chậm: ăn 4-5 bữa nhỏ thay vì ăn 1-2 bữa lớn;
  • Tránh những thức ăn làm ợ chua như: socola, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt...

Thoát vị hoành là khi các tạng trong ổ bụng đi vào lồng ngực và chẩn đoán này ở người lớn rất dễ xác định nếu triệu chứng nặng nề và ngược lại, sẽ khó khăn nếu bệnh sử khó thở mơ hồ. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì cách điều trị đều là phẫu thuật sửa chữa cơ hoành. Do đó, cần phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Khách hàng quan tâm tới các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh lý liên quan đến cơ hoành tại bệnh viện Đa khoa Pôn Hà Nội vui lòng liên hệ 0868 688 838