Nếp da thừa hậu môn ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do trẻ bị táo bón làm cho rách hậu môn khi đi ngoài (nứt kẽ hậu môn) => hình thành nếp da thừa hậu môn. Nếp da thừa thường không nguy hiểm, nhưng làm trẻ đau, khó chịu khi đi ngoài. Tình trạng này cần được khám và điều trị sớm.


Nếp da thừa hậu môn

Nếp da thừa hậu môn là gì?
Nếp da thừa hậu môn là một khối lồi ở quanh hậu môn của trẻ, khối này mềm, hình chóp, bề mặt màu hồng, hoặc màu đỏ tía, nằm dọc theo đường giữa, thường ở phía trước của hậu môn. Đôi khi khối này có thể xuất hiện ở thành sau của hậu môn. Nếp da này bình thường không có triệu chứng, trong đợt viêm cấp nếp da này sẽ sưng nền, cứng, gây đau, khó chịu cho trẻ. Một số bé gặp phải tình trạng táo bón, đại tiện khó, được phát hiện qua thăm khám. Thường chỉ có một nếp da thừa đơn độc.
Biểu hiện của tình trạng này như thế nào?
Nếp da thừa hậu môn thường hay gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi, trên 95% là ở trẻ gái. Đặc biệt dễ nhận biết thấy ở trẻ có tiền sử táo bón, nứt kẽ hậu môn.
Các bác sĩ thể dễ dàng chẩn đoán tình trạng này thông qua quan sát và kiểm tra tại chỗ. Không cần xét nghiệm gì đặc biệt. Các nghiên cứu mô học cho thấy đây là tổ chức da hậu môn thừa bình thường, trong đa số các trường hợp. Một số trường hợp đặc biệt liên quan đến các tổn thương da nhưng khá hiếm gặp.
Bác sĩ cũng cần phân biệt tình trạng này với các bệnh tương tự khác như mụn cóc sinh dục, bệnh trĩ, sa trực tràng, u máu quanh hậu môn và tổn thương u hạt của bệnh viêm ruột.
Nguyên nhân của tình trạng xuất hiện nếp da vùng hậu môn.
Các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện được căn nguyên chính xác gây nên nếp da thừa hậu môn này. Có thể là do phần còn sót lại của một đỉnh hình chiếu của vách ngăn niệu dục – cấu trúc từ thời kì bào thai ở trẻ nữ, đây cũng là một điểm yếu cố hữu dọc theo đường giữa ở vùng đáy chậu nữ giới. Điều này giải thích vì sao đa số các trường hợp gặp ở trẻ gái.
Một tình trạng khác, nếp da thừa xuất hiện thứ phát sau táo bón hoặc kích ứng cơ học vùng quanh hậu môn, chẳng hạn như động tác lau mạnh vùng quanh hậu môn sau khi đại tiện hoặc tiểu tiện.

Một dạng nếp da thừa hậu môn thường gặp ở trẻ em

Điều trị nếp da thừa hậu môn như thế nào?
Nếp da thừa hậu môn không cần thiết phải điều trị trừ khi chúng có biến chứng. Khi đã xuất hiện, tình trạng này có thể kéo dài trong vài tháng, có thể tăng kích thước đôi chút rồi sẽ tự thoái triển. Trẻ sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt và không có gì ảnh hưởng đến sinh hoạt thông thường.
Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm tại chỗ có thể xảy ra, biểu hiện là tổ chức nếp da thừa sưng to, tấy đỏ, trẻ có thể đau khi đi đại tiện, chảy máu tại chỗ, … Nguyên ngân do tình trạng táo bón. Điều trị triệu chứng có thể sẽ cần sử dụng kháng sinh đường uống, hoặc các thuốc chứa corticosteroid (betamethasone) hoặc thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (tacrolimus, pimecrolimus).

Trong trường hợp nếp da thừa to, làm trẻ khó chịu nhiều thì nên cho trẻ đi phẫu thuật

Nếp da thừa hậu môn khi bị viêm sẽ sưng nề, đau


Đối với nguyên nhân, cần điều trị dứt điểm tình trạng táo bón. Bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường ăn thức ăn có hàm lượng chất xơ cao, và nếu cần thiết, sử dụng các thuốc làm mềm phân như lactulose.

Thạc sĩ. Bác sĩ Hoàng Văn Bảo đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực Ngoại Nhi. Để được tư vấn về bệnh ẩn tinh hoàn vui lòng liên hệ Hotline/zalo 0868 688 838 hoặc cho trẻ đến khám Bs Bảo tại Trung tâm kỹ thuật cao bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội (trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6) hoặc tại Bệnh viện đa khoa Hà Nội (thứ 7, chủ nhật)